Gia hạn giấy phép lao động

Thắng cảnh Việt không phải là Cơ quan được Ủy quyền của chính phủ hoặc Cơ quan đại diện của Đại sứ quán. Thắng cảnh Việt cung cấp dịch vụ tư vấn làm tăng tỷ lệ đạt Visa mong muốn và đại diện Quý khách hàng làm mọi thủ tục với Đại sứ quán. Quý khách hàng có thể lựa chọn nộp hồ sơ Visa trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc thông qua Thắng cảnh Việt, chi phí nộp trực tiếp tại Đại sứ quán có thể thấp hơn so với chi phí tại Thắng cảnh Việt.

aa

1. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

– Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 điều 84 của Bộ Luật lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2007.
– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 điều 1 của Nghị định này mà các công việc đòi hỏi quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

2. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Mỗi người lao động làm 02 bộ hồ sơ:
– 01 Bộ hồ sơ nộp cho Sở lao động Tương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở;
– 01 Bộ hồ sơ lưu tại Đơn vị sử dụng lao động.
a. Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm các tài liệu sau:
– Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ lao động- Thương binh và xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài;
– Bản hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động);
– Giấy phép lao động đã được cấp
b. Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, hồ sơ bao gồm:
– Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội;
– Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
– Giấy phép lao động đã được cấp

3. THỜI HẠN GIA HẠN CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

– Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
– Thời hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.

4. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ

Người lao động, đơn vị sử dụng lao động trực tiếp nộp hồ sơ Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố mà đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính.

5. TRÌNH TỰ GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG:

– Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp 01 (một) hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động.

6. NHẬN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG ĐÃ GIA HẠN

Người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam có trách nhiệm nhận giấy phép lao động do Sở lao động – Thương binh và Xã hội cấp và trao cho người lao động.

Chúc bạn gia hạn giấy phép lao động thành công!

Để lại một bình luận