Không chỉ giúp du khách “nhớ mặt đặt tên”, các công trình kiến trúc độc đáo tại Việt Nam còn là niềm tự hào của cả dân tộc, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Cùng khám phá một số công trình kiến trúc làm nên dấu ấn riêng và trở thành biểu tượng du lịch của các thành phố mà bạn không thể bỏ qua.

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Được hoàn thành vào năm 1880, Nhà thờ Đức Bà được xem là công trình kiến trúc nổi tiếng thời Pháp thuộc tồn tại đến ngày nay với những thiết kế chắc chắn và độc đáo.

Điểm nhấn của nhà thờ là được xây dựng hoàn toàn bằng nguyên vật liệu được mang từ Pháp sang, cùng với chiếc đồng hồ Thụy Sỹ ngay trước mái vòm và hai tháp chuông hoạt động liên tục. Đây là một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước tại thành phố mang tên Bác.

nha-tho-duc-ba-1

Nhà thờ Đức Bà

DINH ĐỘC LẬP (SÀI GÒN)

Cũng được xem là biểu tượng du lịch tại Sài Gòn, Dinh Độc Lập đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trở thành một trong những điểm đến quen thuộc đối với du khách. Dinh gồm 100 phòng với những trang trí khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Đây là cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ – Ngụy trước năm 1975.

dinh-doc-lap

Dinh Độc Lập

VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM VÀ LĂNG CHỦ TỊCH (HÀ NỘI)

Văn Miếu – Quốc Tử Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tổng thể công trình có tường gạch vồ bao quanh, cùng 5 lớp không gian được phân chia phía trong. Văn Miếu – Quốc Tử Giám lần lượt có các cổng: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.

van-mieu

Văn miếu Quốc Tử Giám

Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch độc đáo, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa Hà Nội đến với khách du lịch.
Lăng Chủ tịch là nơi đặt di hài của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Lăng được xây dựng vào năm 1973 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Bác thường chủ trị các cuộc mít tinh lớn.

lang-bac

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Mỗi ngày, Lăng Bác đón hàng nghìn lượt khách du lịch đến xếp hàng thăm viếng.
Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, trong đó lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống. Xung quanh là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Ở mặt chính của lăng có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

HOÀNG THÀNH HUẾ (THỪA THIÊN HUẾ)

Hoàng Thành Huế là một trong những khu vực quan trọng nhất của di tích Kinh Thành Huế, nơi ở và làm việc của vua và Hoàng gia, đồng thời là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.

hoang-thanh-hue

Hoàng thành Huế

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng đến thời vua Minh Mạng năm 1833, khoảng 100 công trình lớn nhỏ mới được hoàn tất.
Xung quanh Hoàng Thành được bố trí hào bảo vệ, với 4 cửa ra vào: Ngọ Môn (cửa chính, phía Nam), Hiển Nhơn (phía Đông), Chương Đức (phía Tây), Hòa Bình (phía Bắc). Bên trong Hoàng thành gồm các khu vực: Điện Thái Hoà – nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; Tử Cấm thành – nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia.

hoang-thanh-hue-1

Bên trong hoành thành Huế

Hoàng Thành Huế từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất cố đô xưa, thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá và tìm hiểu về văn hóa lịch sử của các triều đại phong kiến xa xưa.

CẦU SÔNG HÀN (ĐÀ NẴNG)

Không chỉ là biểu tượng gắn liền với thành phố Đà Nẵng, cầu Sông Hàn còn là niềm tự hào của Việt Nam khi đây là công trình cầu quay đầu tiên do những kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công.

cau-song-han-1

Cầu sông Hàn

Đây cũng là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Vào khoảng 1h đêm mỗi ngày, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của sông Hàn để mở đường cho tàu thuyền lớn đi qua. Sau 4h cầu sẽ quay trở lại như cũ.
Dù hiện nay Đà Nẵng đã có thêm một số cây cầu bắc qua sông Hàn, nhưng chỉ có cầu sông Hàn mới gợi lên nhiều cảm xúc cho du khách khi đến với thành phố phát triển bậc nhất khu vực miền Trung.

NHÀ THỜ CON GÀ VÀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT (LÂM ĐỒNG)

Nhà thờ con Gà hay Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa nhất, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt do người Pháp xây dựng. Đây là công trình tiêu biểu mang đậm phong cách châu Âu với mặt bằng có hình chữ thập và mặt đứng có hình tháp chuông vươn cao.

nha-tho-con-ga

Nhà thờ Con Gà

Từ trên tháp chuông, du khách có thể bao quát toàn bộ vẻ đẹp của thành phố Đà Lạt mộng mơ. Ngoài ra, trên thánh giá nhà thờ có tượng một con gà nên nơi đây còn có tên gọi khác là nhà thờ Con gà.

Tại Đà Lạt, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt cũng được đánh giá là công trình kiến trúc độc đáo do người Pháp để lại. Công trình được thiết kế theo lối Đông – Tây kết hợp, một trong những xu hướng xây dựng hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ. Điểm nhấn của ngôi trường là tháp chuông ở cuối dãy nhà hình vòng cung.

dia-diem-chup-anh-dep-o-da-lat-9

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt

Đến Đà Lạt, du khách không thể bỏ qua hai công trình mang tính lịch sử này bởi vẻ đẹp và ý nghĩa to lớn mà biểu tượng du lịch này mang lại.

Nếu yêu thích một trong những công trình độc đáo trên, du khách có thể đăng ký đặt tour tại Đất Việt Tour để thỏa sức chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp hấp dẫn tại mỗi vùng đất mình đặt chân qua.